Ngày 10/12, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Tại hội thảo, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho biết, trên địa bàn huyện này đang trồng hơn 2.800ha sâm. Nhiều năm qua, việc trồng sâm Ngọc Linh đã góp phần thay đổi nhận thức, tư duy của người dân đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng.
Trong hơn 5 năm qua, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã có hàng nghìn hộ dân thoát nghèo nhờ trồng sâm Ngọc Linh (Ảnh: Phạm Hoàng).
Đồng thời, loại dược liệu này giúp gần 2.000 hộ dân trên địa bàn huyện thoát nghèo trong hơn 5 năm qua. Ngoài ra, D oán X S TP H Chí Minh ngày 23_ Chuyện Kỳ Bí và Mãnh Lực Thành Phố hàng trăm hộ dân khác cũng vươn lên làm giàu, GClub Royal1688 Slot_ Khám Phá Thế Giới Cá Cược Hấp Dẫn xây nhà, D oán kê x s Vĩnh Long hôm nay mua ô tô nhờ trồng sâm Ngọc Linh.
Theo ông Mạnh, hội thảo đã giới thiệu quá trình phát hiện đến đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh trở thành "quốc bảo" của Việt Nam. Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học đã hướng dẫn cho bà con cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật,go88 - thiên đường giả, tràn lan trên thị trường.
Chị Y Gia Nhi (trú thôn Mô Bành 1, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) chia sẻ: "Những năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã trở thành niềm hy vọng thoát nghèo của bà con Xơ Đăng. Nhiều người đã sẵn sàng vay vốn để liên kết với doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh. Gia đình tôi đã dùng toàn bộ thu nhập từ xuất khẩu lao động để gây dựng vườn sâm lên đến hàng nghìn cây".
Theo chị Gia Nhi, trên thị trường tràn lan nhiều loại củ có hình dáng tương tự sâm Ngọc Linh khiến khách hàng khó phân biệt thật giả. Thực trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm mất uy tín của người trồng sâm chân chính.
"Chúng tôi mong rằng qua hội thảo, các chuyên gia và cơ quan chức năng sẽ tìm được giải pháp quản lý hiệu quả, công bố rõ ràng giá trị và sự khác biệt của sâm Ngọc Linh, để bảo vệ thương hiệu quý giá này", chị Y Gia Nhi nói.
Ký kết ghi nhớ hợp tác nghiên cứu khoa học giữa nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tôn Đức Thắng với UBND huyện Tu Mơ Rông (Ảnh: Chí Anh).
Tỉnh Kon Tum đang trồng 2.900ha sâm Ngọc Linh, riêng huyện Tu Mơ Rông đã có khoảng 2.883ha với khoảng 1.650 hộ gia đình và 4 doanh nghiệp tham gia trồng. Nhiều năm qua, tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con đồng bào, doanh nghiệp xây dựng thành "thủ phủ" sâm Ngọc Linh của Việt Nam.
Tại hội thảo, các đơn vị đã tham gia ký kết các hợp tác về nghiên cứu khoa học và thành lập Viện nghiên cứu sâm Ngọc Linh tại TPHCM.
Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là "quốc bảo", phân bố nhiều ở vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum) và Quảng Nam. Mỗi kilogam sâm Ngọc Linh có giá từ hàng chục đến hơn trăm triệu đồng, tùy năm tuổi.
Sâm Ngọc Linh chỉ sinh sống, phát triển tốt dưới tán rừng ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp, hộ gia đình đã triển khai trồng sâm dưới tán rừng để phát triển kinh tế.