Bình chọn các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

Cập Nhật:2024-12-25 16:20    Lượt Xem:163

Bình chọn các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Bộ Tư pháp tiến hành lấy ý kiến bình chọn các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Dưới đây là 15 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp trong năm 2024, độc giả có thể tham gia bình chọn tại đường link: https://www.moj.gov.vn/qt/vote/Pages/binh-chon-su-kien-noi-bat-2020_v1.aspx

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và có nhiều chỉ đạo quan trọng về công tác tư pháp và pháp luật trong Kỷ nguyên mới

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp nhằm đánh giá toàn diện công tác tư pháp và định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, Đồng chí Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật; đưa ra một số nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể mà bộ, ngành Tư pháp phải tập trung thực hiện trong thời gian tới, nhằm xây dựng hệ thống pháp luật vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. 

Chú thích ảnh

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Ảnh: TTXVN.

Công tác xây dựng pháp luật có nhiều đổi mới, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực để phát triển

Năm 2024, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo do đồng chí Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Trưởng ban). Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ đề xuất đưa vào Chương trình, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội thông qua 30 dự án luật, dự thảo nghị quyết tại Kỳ họp thứ 7 và Kỳ họp thứ 8, nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Đội ngũ cán bộ của Bộ, ngành Tư pháp ngày càng được củng cố, phát triển; được ghi nhận và thể hiện vị thế, vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Đội ngũ cán bộ của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ; được củng cố, kiện toàn, được quan tâm quy hoạch, bố trí vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở Trung ương và địa phương. Trong đó đặc biệt là việc giới thiệu, bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiện toàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thông qua chức danh pháp chế viên tại các tổ chức pháp chế các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Tư pháp đứng đầu chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ

Theo công bố của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ vào ngày 17/4/2024, Chỉ số Cải cách hành chính của Bộ Tư pháp trở lại xếp thứ 1/17 bộ. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Bộ Tư pháp duy trì tốp 2 Bộ dẫn đầu về Chỉ số Cải cách hành chính cấp bộ.

Công tác thi hành án dân sự đạt toàn diện trên tất cả các lĩnh vực trọng tâm, Dự đoán XSMN Thứ 3 – Phần Mềm Hỗ Trợ Người Chơi kết quả cao nhất từ trước đến nay 

Năm 2024, Webgamedoithuong Game Bài Iwin_ Trải Nghiệm Cực Kỳ Hấp Dẫn công tác thi hành án dân sự tiếp tục gặp nhiều khó khăn, D oán X S TP H Chí Minh ngày 23_ Chuyện Kỳ Bí và Mãnh Lực Thành Phố thách thức khi số việc và số tiền thụ lý mới tiếp tục tăng cao (tăng 71.511 việc, tương ứng với 11,23% và trên 80.188 tỷ đồng, tương ứng với 48,51% về tiền), tính chất ngày càng phức tạp, nhiều vụ việc có số tiền và số người được thi hành án đặc biệt lớn (như vụ Tân Hoàng Minh với tổng số bị hại là 6.630 người; đã chi trả 6.492 bị hại với số tiền hơn 8.600 tỷ đồng).

Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 được tổ chức thành công, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp"

Với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng Doanh nghiệp; nhằm đổi mới hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, Bộ Tư pháp đã chủ động tham mưu, đề xuất Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương đã tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam 

Ngày 5/11/2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Nhà nước ta có Bộ pháp điển và là thành quả, sự quyết tâm, chủ động, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ,go88.vin app ngành và Bộ Tư pháp trong hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 và Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển. 

Triển khai cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến trên phạm vi toàn quốc qua ứng dụng VNEID

Ngày 24/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 656/TTg-KSTT ngày 24/8/2024 về việc mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trên toàn quốc từ ngày 01/10/2024 tới 30/6/2025. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở kết quả thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID của thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an rà soát, hoàn thiện và ban hành Quy trình số 570/TTLLTPQG-QLHC ngày 20/9/2024. 

Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện theo hướng xã hội hoá mạnh mẽ, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp 

Năm 2024, công tác xây dựng văn bản trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được đặt làm nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp, theo đó, Bộ đã tập trung xây dựng và trình cấp có thẩm quyền thông qua 2 Luật, cụ thể: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội khoá XV thông qua ngày 27/6/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, với tỷ lệ 100% đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, là Luật có tỷ lệ số phiếu tán thành tuyệt đối và cao nhất từ trước đến nay của Bộ, ngành Tư pháp.  Luật Công chứng được Quốc hội khoá XV thông qua ngày 26/11/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm Bộ Tư pháp được vinh danh là cơ quan chuyển đổi số xuất sắc

Ngày 5/10/2024, Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản đã được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024 ở hạng mục cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2024.

Phát huy vai trò của cơ quan truyền thông chủ lực về chính sách, pháp luật; lần đầu tiên Bộ, ngành Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc ngành Tư pháp

Hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI..., lần đầu tiên, Bộ Tư pháp đã phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất, giao Báo Pháp luật Việt Nam là Cơ quan thường trực tổ chức Giải. Việc tổ chức Giải báo chí nhằm khẳng định vị trí, vai trò, những đóng góp to lớn của Bộ, ngành Tư pháp trong 80 năm xây dựng và trưởng thành đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Luật Thủ đô năm 2024 được ban hành với nhiều chính sách đột phá đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội

Luật Thủ đô được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW, các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan. Ngày 28/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15) với tỷ lệ thống nhất cao; đây là đạo luật quan trọng, quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố Hà Nội, gắn phân quyền với tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Thành phố; cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật.

Số vụ việc trợ giúp pháp lý trong tố tụng cho người nghèo, người yếu thế, đối tượng chính sách đạt mốc cao nhất từ trước đến nay

Với sự nỗ lực của cả hệ thống, số lượng vụ việc tham gia tố tụng trong năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 và đạt mốc cao nhất từ trước đến nay, góp phần kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền công bằng trong tiếp cận công lý và công bằng trong xét xử. Trợ giúp viên pháp lý là đội ngũ nòng cốt cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân.

Thể chế về công tác pháp chế tiếp tục được đổi mới và lần đầu tiên quy định về chính sách đối với pháp chế viên

Ngày 18/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Nghị định số 56/2024/NĐ-CP được ban hành đã tháo gỡ cơ bản được một số vướng mắc tồn tại đã lâu trong thực tiễn thi hành.

Hợp tác quốc tế về pháp luật đóng góp nhiều kết quả quan trọng khẳng định vai trò, vị thế của Bộ, ngành Tư pháp 

Quan hệ với các quốc gia láng giềng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc sang thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Việt Nam, ký Thỏa thuận giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp CHND Trung Hoa về Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất, mở ra cơ chế hợp tác pháp luật và tư pháp chưa từng có giữa hai bên; hợp tác với các Bộ Tư pháp Lào và Campuchia được tăng cường, củng cố thông qua việc ký kết chương trình hợp tác và tiếp xúc cấp Lãnh đạo Bộ nhân chuyến thăm 2 nước của Chủ tịch nước Tô Lâm; hợp tác song phương với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện tiếp tục được chú trọng, thúc đẩy, chủ đề hợp tác pháp luật là một trong những nội dung và chương trình làm việc của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các chuyến thăm chính thức.



Mục Lục
Tin Tức
Tin Liên Quan